Công ty tư vấn cẩm nang thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói

Công ty tư vấn cẩm nang thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói

Công ty tư vấn cẩm nang thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói

Cùng KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP tham khảo bài viết dưới đây để khám phá cẩm nang xu hướng thiết kế xây dựng dinh thự sang trọng và đẳng cấp bậc nhất. Chúng tôi với đội ngũ KTS hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ thông tin chi tiết những cẩm nang thiết kế và thi công xây dựng dinh thự trọn gói.

1. Xu hướng thiết kế xây dựng dinh thự hiện nay

1.1. Về quy mô

Xu hướng thiết kế biệt thự/dinh thự hiện đại thường tập trung chủ yếu vào những kiểu biệt thự phố (xây biệt thự ở mặt phố), biệt thự vườn 1 tầng mái Thái, biệt thự hiện đại mái Thái, thiết kế biệt thự hiện đại 2 tầng, 3 tầng... với diện tích các sàn khoảng 100-150m2.

Những kiểu nhà biệt thự/dinh thự hiện nay cũng thường đánh vào việc đa dạng công năng bên trong như thiết kế có ban công và lô gia (Nếu bạn chưa phân biệt được lô gia và ban công cũng như những ưu điểm của nó.

1.2. Về kiểu mái

Những kiểu mái nhà thường sử dụng cho mẫu biệt thự/dinh thự hiện đại phổ biến hiện nay là kiểu mái bằng, biệt thự mái Thái, mái lệch, mái dốc... Mỗi loại mái lại có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy theo nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính, gia chủ có thể lựa chọn loại mái phù hợp cho ngôi nhà của mình.

1.3. Về công năng

Những mẫu biệt thự/dinh thự hiện nay cũng có thể thiết kế có giếng trời. Tuy nhiên, trước khi quyết định xây giếng, bạn cần tìm hiểu những ưu và nhược điểm của nó, xem có phù hợp với nhu cầu cũng như nhà bạn hay không.

2. Kiến Trúc Nhà Đẹp là công ty tư vấn thiết kế dinh thự chuyên nghiệp

Kiến Trúc Nhà Đẹp top 10 công ty tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự, nhà uy tín ở TP.HCM. Là nhà thầu lớn được nhiều chủ nhà tin tưởng giao phó trọng trách xây nhà tại Sài Gòn. Và cũng lời cam kết về chất lượng cũng như nét thẩm mỹ cho một môi trường sống bền vững và hoàn thiện nhất, với mục đích luôn không ngừng sáng tạo nên những không gian “SỐNG” thật sự, bằng các giải pháp thiết kế thông minh. Khai thác tối đa tính năng vật liệu, chúng tôi mang đến quý khách hàng thân thiết những công trình thiết kế nhà và kiến trúc “Độc & Lạ”.

Kiến Trúc Nhà Đẹp cam kết về một môi trường sống BỀN VỮNG và HOÀN THIỆN nhất, với mục đích sáng tạo nên những không gian “SỐNG” thật sự, bằng các giải pháp thiết kế thông minh. Khai thác tối đa tính năng vật liệu, chúng tôi mang đến quý khách hàng những công trình kiến trúc “XANH”, đồng thời đạt được những giá trị thẩm mỹ nhất định với những chi phí xây dựng hợp lý nhất. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư trưởng năng động sáng tạo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, chúng tôi đã, đang và sẽ cố gắng nỗ lực không ngừng để tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao nhất phục vụ quý khách hàng. Yếu tố chuyên nghiệp và sự hài lòng của khách hàng chính là tiêu chí hoạt động của công ty chúng tôi. Hãy đến với KIẾN TRÚC NHÀ ĐẸP để nhận được những dịch vụ tốt nhất.

3. Cẩm nang xây dựng dinh thự - tất tần tật quá trình xây dựng dinh thự hoàn thiện

Sau đây, Kiến Trúc Nhà Đẹp xin chia sẻ cẩm nang xây dựng dinh thự mà hầu như tất cả Chủ Đầu Tư đều quan tâm. Đầu tiên bạn cần biết được đâu là nhu cầu cơ bản nhất của ngôi nhà/biệt thự/dinh thự bạn sắp sửa xây dựng, cụ thể như một số các yêu cầu: số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất, không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước.

  • Cần lưu ý thêm về các thay đổi trong tương lai nhà bạn, ví dụ như có thêm thành viên mới, cần thêm phòng, mua oto chẳng hạn
  • Nên thảm khảo thêm các ý kiến trong gia đình khi thông qua kế hoạch lần cuối.
  • Sắp xếp các thông tin ở trên để tạo ra thứ tự các việc ưu tiên.
  • Tập hợp các thông tin để khi làm việc với kiến trúc sư bạn có được kế hoạch làm việc tốt và hoàn hảo.

 

Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi xin liệt kê chi tiết các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thiện một ngôi nhà/biệt thự hay dinh thự như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch xây dinh thự

Bước 2: Chọn công ty tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự

Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây dựng

Bước 4: Các thủ chuẩn bị khởi công

Bước 5: Chuẩn bị mặt bằng, thi công phần nền móng

Bước 6: Thi công phần khung dinh thự (phần thô)

Bước 7: Thi công hoàn thiện dinh thự

Bước 8: Mua sắm, lắp đặt nội thất

Cụ thể từng bước được liệt kê ở dưới đây.

3.1. Bước 1: Lập kế hoạch xây thự

1. Kế hoạch về tài chính;

Vấn đề rất quan trọng nhất trước khi bạn định xây dinh thư là chính là Tiền ($) để xây dinh thự, nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho xây thự, có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc nó có thể ảnh hưởng tới tài chính hiện tại của gia đình bạn. Không nên để trường hợp bạn bị cạn kiện tiền khi công trình đang xây dựng dở dang, và dự trù kinh phí xây dựng dinh thự trước bạn cũng có thể tránh được việc vắt kiệt sức để trả nợ sau khi xây xong dinh thự. Cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên dự trù trước chi phí xây dựng dinh thự, thông thường có 2 loại chi phí chính cần ước tính:

a/ Ước tính chi phí xây dựng cơ bản:

Đây là chi phí bạn cần để xây dựng dinh thự đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm phần gạch lát trang trí, trần thạch cao, kệ bếp và sơn nước trong ngoài.

Chi phí cơ bản loại này gồm: Chi phí tư vấn thiết kế (để có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát (hoặc chủ nhà tự giám sát).

Về chi phí thi công xây dựng là chi phí lớn nhất, cách tính phổ biến hiện nay là các công ty xây dựng cũng như đơn vị thi công thường lấy: (m2 mặt sàn xây dựng) x (đơn giá 1m2), cách tính này chỉ tương đối, cách tính chính xác nhất là bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập đơn giá theo dự toán chi tiết các hạng mục. việc tính chi tiết từng hạng mục sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn và chi tiết hơn về các chi phí từng hạng mục cho dinh thự của bạn, ví dụ như xây dựng phần cầu thang chi phí hết bao nhiêu, phần mái, tường giá thế nào, như vậy chi phí tài chính sẽ càng rõ ràng hơn cả.

b/ Ước tính chi phí phát sinh:

Thực tế khi xây dựng dinh thự luôn có chi phí phát sinh, vì vậy ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản bạn nên dự trù 10 -30% số tiền gọi là dự phòng phí, với khoản dự phòng đó bạn có thể yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư và nhà thầu thi công.

c/ Ước tính chi phí trang trí nội thất:

Chi phí trang trí nội thất là các chi phí cho việc mua đồ dùng trong gia đình, hoặc trang trí thẩm mỹ thêm cho dinh thự của bạn. Bạn có thể tính chi phí này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và các thiết bị gia dụng khác,… Lý do chúng tôi khuyên bạn nên tách riêng chi phí này vì đây là phần dời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi dinh thự hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây dinh thự.

2. Các bước chuẩn bị đầu tiên

a/ Tìm hiểu về pháp lý các vấn đề liên quan đến nhà bạn và các thủ tục cần thiết. Trên thực tế có rất nhiều người do lịch sử gia đình và các vấn để kế thừa giữa các thế hệ mà việc sở hữu dinh thự trở nên không rõ ràng về mặt pháp lý, vì vậy mà bạn phải tìm hiểu về mặt pháp lý như các thủ tục cấp phép xây dựng dinh thự, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để sau này tránh được các phiền toái khi sử dụng dinh thự.

b/ Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng.

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Chủ nhà không thể tự chuẩn bị được bộ hồ sơ này, mà phải có nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị giùm. Các bạn theo dõi bước thứ 2 để có thể chọn được đơn vị thiết kế phù hợp.

3.2. Bước 2: Chọn công ty tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự

Thực tế thì nếu không có một đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng, chủ nhà vẫn có thể xây dựng được dinh thự. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng ở bước 2 cũng có thể thuê một đơn vị tư vấn để lập. Tuy nhiên, vai trò của một công ty tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự là rất quan trọng.

Vậy nếu thuê một nhà tư vấn thiết kế cho dinh thự của mình, chủ nhà được gì ?

Trước tiên, họ sẽ có một mặt bằng cơ cấu toàn bộ dinh thự được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc, và khoa học, phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả các thành viên trong gia đình. Mặt bằng đó sẽ tận dụng được tối đa diện tích để ở, sinh hoạt, giao thông đi lại, có các giếng trời, khoảng thông tầng để lấy ánh sáng và thông thoáng cho các khu vực bí, thiếu sáng. Mặt bằng đó sẽ tạo ra các không gian ở rộng rãi, vuông vắn, biến các khoảng lồi lõm, xấu xí của tường, cột thành các khoảng âm tường để tủ quần áo, tủ đồ, tủ trang trí một cách hợp lý. Mặt bằng đó được đan xen vào những khoảng xanh của cây cảnh, làm mềm mại hơn các đường nét kiến trúc khô khan…Các nhà tư vấn thiết kế sẽ tối ưu lại tất cả các không gian dinh thự bạn, đễ nó trở thành tiện ích nhất khi sử dụng.

Họ còn được một hình thức mặt ngoài dinh thđẹp, độc đáo, phù hợp với sở thích và yêu cầu cá nhân, phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, phù hợp với những công nghệ về xây dựng và vật liệu xây dựng tiên tiến nhất, khẳng định được phong cách của riêng chủ dinh thự.

Ngay từ khi dinh thự chưa thành hình, họ đã có thể nhìn thấy bằng trực giác, cảm nhận được không gian của dinh thự để có những điều chỉnh thích hợp, tránh những sai sót, khó chịu khi dinh thự đã thực sự được xây dựng nên, và rất khó để thay đổi những điểm không phù hợp đó. Chủ dinh thự còn có thể biết và dự toán được về giá thành của toàn bộ dinh thự, từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ, để điều chỉnh các chủng loại vật liệu sao cho phù hợp, tránh việc phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình xây dựng.

Ngoài ra, đến với một số đơn vị tư vấn có nghiên cứu về phong thuỷ, chủ dinh thự còn được tính toán các không gian, bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ, để khi ở trong dinh thự cảm thấy yên tâm, thoải mái, là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khoẻ.

Khi có ý định xây dinh thự, chủ dinh thự nên cung cấp cho người thiết kế dinh thự những thông tin tóm tắt về gia đình, về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên trong gia đình như cần xây dinh thự mấy tầng, phòng khách diện tích bao nhiêu, phòng bếp có lối đi riêng hay phải thông qua phòng khách, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không?… Bảng liệt kê càng chi tiết tỉ mỉ, người thiết kế càng có cơ sở để hình dung ra điều kiện sinh hoạt của chủ nhà để từ đó dẫn đến giải pháp thiết kế dinh thự phù hợp.

Về việc thiết kế nội thất trong dinh thự (bao gồm việc thiết kế trang trí trần, tường, sàn, thiết kế ánh sáng, thiết kế mẫu và kiểu dáng đồ đạc, …) thực tế chưa cần thiết ngay ở giai đoạn này, nhưng nếu bắt đầu ngay việc thiết kế sớm có thể giúp dinh thự hoàn thiện hơn. Vì nếu sau khi xây dựng xong phần thô dinh thự mới bắt đầu thiết kế nội thất, chuyên gia nội thất cho rằng cần phải phá bỏ mảng tường này, xây thêm mảng tường kia, … khi đó chi phí để thay đổi sẽ tốn kém nhiều hơn.

3.3. Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, nhập vật tư

Thực hiện xong bước 2, chủ nhà đã có trong tay các thành phần như sau: một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công chi tiết hoàn chỉnh, một bộ dự toán thi công, giấy cấp phép xây dựng. Đây là cơ sở để tiếp tục tiến hành bước thứ 3 này. Tuy nhiên, nếu còn cảm thấy chưa yên tâm hoàn toàn về chất lượng của các hồ sơ kể trên, chủ nhà có thể tiến hành thủ tục kiểm định, kiểm tra lại các hồ sơ tại các đơn vị chuyên môn.

– Công việc tiếp theo là phải lựa chọn được một nhà thầu thi công xây dựng hợp lý. Hợp lý có nghĩa là phải lành nghề, làm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thời gian thi công nhanh, thực hiện tốt an toàn lao động. Thực tế không phải dễ dàng để lựa chọn được một nhà thầu ưng ý, mặc dù số lượng nhà thầu xây dựng dinh thự ở tư nhân hiện tại là rất nhiều. Đối với phần lớn chủ nhà, biện pháp thông thường là hay hỏi người quen thân, nhờ họ giới thiệu cho các đội thầu đã được biết tiếng. Biện pháp này khá an toàn, mặc dù không phải lúc nào cũng thành công. Tất nhiên còn nhiều cách khác để tìm kiếm một nhà thầu tốt, nó tuỳ thuộc vào tầm hiểu biết, mối quan hệ và cách làm của mỗi chủ nhà/dinh thự. Hiện tại thì internet phát triển khá nhanh và việc tìm kiếm nhà thầu thi công xây dựng trên hệ thống mạng internet cũng không phải khó khăn gì, chỉ cần chịu khó tìm hiểu những công trình họ đã thực hiện, những lời nhận xét về nhà thầu là bạn có thể liên hệ với nhà thầu đó.

– Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, chủ nhà cần chuyển bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu xem để họ hiểu về căn nhà, góp ý vào một số chỗ bất hợp lý (nếu có). Nếu bạn sắp xếp được một cuộc gặp ba người giữa chủ nhà, nhà thầu và nhà tư vấn thiết kế để có thể trao đổi mạch lạc, dễ hiểu, tạo điều kiện cho công tác khởi công xây dựng được tốt đẹp hơn.- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, nhà thầu sẽ dự tính và lên một bảng báo giá thi công chi tiết cho chủ nhà, dựa vào đó, chủ nhà có thể so sánh với bảng dự toán mà đơn vị tư vấn thiết kế lập để so sánh, tránh những hiện tượng bị nâng giá đột biến, gian dối về khối lượng, …

– Sau khi thống nhất được về báo giá thi công, chủ nhà bắt đầu tiến hành ký kết hợp đồng thi công xây dựng với nhà thầu. Độc giả có thể tham khảo mẫu hợp đồng thi công xây dựng theo thông tư số 2507/BXD-VP ngày 26/11/2007.

– Hiện tại có 03 hình thức hợp tác giữa chủ nhà và nhà thầu:

Hình thức xây dựng trọn gói (chìa khoá trao tay): có nghĩa là chủ nhà bàn giao toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công xây dựng cho nhà thầu, để nhà thầu làm từ A-Z. Hình thức này được các nhà thầu ưng ý nhất, cũng làm chủ nhà giản tiện được công sức, không phải lo lắng nhiều về công trình của mình.

Hình thức thứ hai, là chủ nhà lo một phần vật tư, nhà thầu lo nhân công và một phần vật tư còn lại: các phần vật tư chủ nhà lo thường là các thiết bị vệ sinh, thiết bị bếp, gạch ốp lát, sơn bả, thiết bị điện, v.v… Hình thức này được khá nhiều người lựa chọn, với ưu điểm là chủ nhà có thể chủ động trong việc lựa chọn các thiết bị, vật tư mà hình thức là yếu tố chi phối lớn nhất, tránh tình trạng nhà thầu mua không ưng ý, ở hình thức này, chủ nhà cũng đỡ tốn kém chi phí chênh lệch hơn phương thức thứ nhất, tuy nhiên công sức và thời gian phải bỏ ra nhiều hơn.

Hình thức thứ ba, chủ nhà lo toàn bộ vật tư, đội thầu chỉ lo về nhân công: hình thức này thường chỉ được sử dụng khi chủ nhà có nhiều thời gian rảnh rỗi, và cũng có đôi chút kinh nghiệm về lựa chọn vật liệu xây dựng. Ưu điểm đương nhiên là chi phí xây dựng sẽ được chủ nhà kiểm soát và khống chế ở mức thấp nhất, nhưng thời gian và công sức phải bỏ ra thì nhiều hơn. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm, việc mua nhầm phải vật tư kém chất lượng có thể làm chi phí phát sinh nhiều hơn cả chi phí chênh lệch so với việc thuê nhà thầu mua giúp.

– Khi mua vật tư, chủ nhà nên tham khảo bạn bè, người quen, học hỏi kinh nghiệm những người đã từng xây dựng dinh thự, chọn cho mình một nơi mua vật liệu đáng tin cậy, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Trước khi mua nên tham khảo giá cả ở một vài đại lý vật liệu xây dựng và phải thoả thuận cung ứng vật liệu đúng tiến độ, đúng chủng loại, đúng chất lượng. Một dinh thự khi xây dựng cần vật liệu xây thô như cát, đá, sỏi, xi măng… trong quá trình bắt đầu xây cho đến khi xây xong phần thô và vật liệu hoàn thiện sử dụng khi hoàn thiện xong dinh thự.

– Đối với vật liệu xây thô, yêu cầu kỹ thuật là hơn hết nên không quá cần thiết chọn vật liệu vừa chất lượng lại vừa có hình thức đẹp vì như thế sẽ tốn kém không cần thiết. Ví dụ xây móng nhà/dinh thự thì không nhất thiết phải chọn gạch xây dựng loại A, mà nên chọn gạch loại C vì gạch nung chín quá già, từng phần bị hoá sành, chịu nén tốt lại rất thích hợp cho móng của những dinh thự trên mảnh đất trũng. Còn đối với vật liệu hoàn thiện thì bên cạnh việc xem xét chất lượng cũng đừng bỏ qua hình thức của nó vì lớp vật liệu hoàn thiện này sẽ là “bộ mặt” cho dinh thự sau này. Gạch ốp, lát nền và tường có nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau.

– Thêm một vấn đề nữa là chủ nhà nên tìm cho mình một người giám sát công trình. Đây là người sẽ trực tiếp quản lý về tiến độ và chất lượng của nhà thầu, tránh tình trạng làm gian dối, ăn bớt, chất lượng kém. Người giám sát này hoặc là người thân trong gia đình, nhưng phải có kinh nghiệm về xây dựng, hoặc là một công ty chuyên môn về xây dựng.

– Cũng trong giai đoạn này, chủ nhà cần làm một số công tác đối với hàng xóm, dân cư trong khu vực. Cụ thể nên sang nói chuỵên, xin phép về việc khởi công sắp tới, nhờ họ tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình xây dựng. Đồng thời cũng nên thẳng thắn đề nghị kiểm tra hiện trạng của các căn nhà/dinh thự trong khu vực xung quanh, để khi xây dựng, nếu làm ảnh hưởng đến nhà họ (rạn nứt kết cấu, lún sụt nhà,…) thì có cơ sở cụ thể để thương lượng đền bù, cũng tránh được tình trạng “đục nước béo cò”, có thể tình hình xuống cấp, hư hỏng nhà/dinh thự họ xảy ra trước khi dinh thự của mình được xây, nhưng mình vẫn phải chịu trách nhiệm,…

3.4. Bước 4: Các thủ tục chuẩn bị khởi công

– Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. …) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà/dinh thự trên mảnh đất đó.

– Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, dinh thự đưa vào sử dụng bền vững.- Tuy nhiên, nếu tuổi của chủ nhà không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi. Trước tiên tìm người hợp tuổi cũng bằng công cụ trên, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà/dinh thự là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ nhà chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí và trạch mệnh (tức giờ, ngày, tháng khởi công). Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần…). Tốt nhất là nên mời một thầy phòng thủy về xem xét và tiến hành làm lễ giải hạn.

– Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

3.5. Bước 5: Chuẩn bị mặt bằng, thi công phần nền móng

Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre hoặc ép cọc bê tông. Cọc tre thường là các đoạn tre dài 2-2,5m, ép bằng búa tạ xuống nền đất với mật độ khoảng 30 cọc/m2. Mục đích của việc ép cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200x200 hoặc 250x250, mỗi đoạn dài từ 2-3m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc. Các cọc bê tông này thường được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất. Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 - 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ, ép tải đạt tải trọng cao hơn (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn hơn. Lưu ý là các loại máy ép thường sử dụng công suất điện 3 pha, nên chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn điện cho nhà thầu. Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ nhà cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, ... vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối nhằm mục tiêu trục lợi. Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng. Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương. Chủ nhà cũng cần buộc nhà thầu làm theo các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể về thiết kế nền móng trong hồ sơ thiết kế nhà/dinh thự do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, ...

Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cụ thể chủ nhà nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Việc làm móng bao gồm các công việc sau theo thứ tự: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

3.6. Bước 6: Thi công phần khung nhà/ dinh thự (phần thô)

Phần thô bao gồm các hạng mục nhỏ như phần móng nhà, các tầng hầm, bể ngầm, kết cấu cột, tường chịu lực, mái bê tông, cầu thang và hệ thống tường bao tường chia. Tất cả đều được xây mộc để phục vụ cho công đoạn trang trí, hoàn thiện sau này.

Phần thô được chia thành 2 hạng mục chính là phần móng nhà và phần khung, mỗi phần có những công tác thi công cụ thể:

– Phần móng nhà với hạng mục nhỏ đầu tiên là giải phóng mặt bằng làm sao để tạo điều kiện di chuyển và thi công thuận lợi nhất. Sau đó, tiến hành đào móng nhà, vận chuyển đất thừa, đổ bê tông lót, lắp cốt thép móng, cốt pha móng và cuối cùng là đổ bê tông móng. Phần móng sẽ được thi công khác nhau tùy vào địa hình của khu vực xây dựng.

– Phần khung bao gồm 5 hạng mục nhỏ là cột nhà, dầm nhà, bản sản, tường nhà, cầu thang được tiến hành tuần tự, có kết nối chặt chẽ với nhau. Các công tác cần đảm bảo tuyệt đối yêu cầu xây dựng, như cốt thép cần đảm bảo kích thước, loại thép được sử dụng phù hợp, vị trí ở đâu trong công trình. Cốt pha cần chú ý về độ chắc chắn, khít và tháo dỡ đúng thời gian yêu cầu. Công tác bê tông thì cần tuân thru công thức phối trộn để hợp chất có chất lượng tốt nhất.

Các bước thi công xây dựng phần thô có mối quan hệ chặt chẽ, cộng hưởng lẫn nhau, nếu làm tốt phần trước thì phần sau càng dễ dàng thực hiện. Xây dựng phần thô đòi hỏi bản thiết kế tỉ mỉ, công tác thi công nhanh chóng, chuẩn xác. Để có được căn nhà vững chắc, đẹp bền thì không chỉ có phần hoàn thiện mà phần thô có vai trò đặc biệt quan trọng, đầu tư cho phần thô là đầu tư cho thời gian bền lâu.

3.7. Bước 7: Thi công hoàn thiện nhà/dinh thự

Phần hoàn thiện nhà ở/ dinh thự thường bao gồm các hạng mục cơ bản sau, bạn đọc có thể tham khảo:thi công lắp đặt điện, nước trong nhà và ngoài nhà, sơn, thi công đồ gỗ nội thất, thi công trần thạch cao, thi công nhôm kính,giấy dán tường trang trí nhà, cửa sắt, thi công lắp đá cầu thang bậc tam cấp, hoàn thiện sân vườn tiểu cảnh và các hạng mục khác.

- Thi công lắp đặt điện, nước trong nhà và ngoài nhà: Lắp đặt, tháo dỡ đường ống cấp thoát nước, thiết bị sử dụng nước, bố trí dây điện và các thiết bị sử dụng điện (đèn, ổ cắm, công tắc, …)

- Thi công sơn trang trí nhà/ dinh thự: Cung cấp và thi công sơn trong nhà, sơn ngoài nhà.

- Thi công đồ gỗ nội thất: Cung cấp và lắp đặt các thiết bị nội thất như tủ gỗ, tủ bếp, cánh cửa…bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên (xoan đào, căm xe, …)

- Thi công trần thạch cao trang trí: Làm trần, trần nổi, trần chìm phẳng, trần giật cấp, vách ngăn, vách bằng thạch cao thường và thạch cao chịu nước, trần khung xương và trần treo, dán phào, hoạ tiết trang trí thạch cao, …

- Thi công nhôm kính: Cung cấp và lắp đặt cửa, vách bằng nhôm kính, cửa cánh kính, cửa kính thuỷ lực, kính chịu lực, kính hộp,…

- Thi công giấy dán tường, trang trí trong và ngoài nhà.

- Thi công sắt: Lắp ráp các hạng mục cửa sắt, lan can cầu thang, lan can ban công, thang sắt bằng thép hộp, thép hình, thép đặc và thép bản,…

- Thi công đá Granite: Cung cấp và lắp đặt đá granite bậc cầu thang, tam cấp, ốp tường, lát nền, hoa văn, cột …

- Thi công sân vườn, tiểu cảnh.

- Các hạng mục thi công hoàn thiện khác.

3.8. Bước 8: Mua sắm và lắp đặt đồ nội thất

Sản phẩm nội thất sau khi được sản xuất hoàn thiện tại xưởng sẽ được vận chuyển và lắp đặt cho công trình. Thông thường, trình tự bố trí đồ nội thất sẽ ưu tiên các sản phẩm nặng, kích thước lớn như tủ quần áo, giường, bàn, ghế. Sau đó sẽ đến những vật dụng trang trí như gương, đồng hồ, thảm, rèm,… Các trang thiết bị điện như tivi, tủ lạnh cũng được bố trí sau cùng để tránh va đập gây hư hại.

4. Báo giá thiết kế thi công dinh thự trọn gói

Sau đây, Kiến Trúc Nhà Đẹp xin báo giá thiết kế thi công dinh thự trọn gói như sau:

4.1. Bảng giá thiết kế dinh thự

- Thiết kế kiến trúc: 170.000 đ/m2

- Thiết kế nội thất: 190.000 đ/m2

- Thiết kế kiến trúc & nội thất: 300.000 - 350.000 đ/m2

Qúy khách hàng xem chi tiết bảng giá thiết kế dinh thự TẠI ĐÂY

4.2. Bảng giá xây dựng dinh thự

Đơn giá xây dựng phần thô áp dụng cho nhà có tổng diện tích sàn ≥ 300M2

BIỆT THỰ/ KHÁCH SẠN: 3.500.000 – 3.800.000

Quý khách hàng xem chi tiết bảng giá xây dựng dinh thự TẠI ĐÂY

5. Tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói - Kiến Trúc Nhà Đẹp

Xây dựng dinh thự – một công trình mơ ước của biết bao người. Khi bạn đã có dự định, lên kế hoạch xây dựng một công trình có quy mô tầm cỡ như vậy thì trước tiên phải tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề liên quan như: tìm nhà thầu xây dựng nào uy tín, xây nhà dinh thự cần bao nhiêu tiền, hạng mục thi công và quy trình thực hiện như thế nào?

Kiến Trúc Nhà Đẹp xin được tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói đến bạn đọc và quý khách hàng những vấn đề có liên quan đến xây dựng biệt thự.

Việc xây dựng công trình nói chung không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, công việc của bản thân và gia đình. Đặc biệt với công trình biệt thự, vấn đề tiện nghi, thẩm mỹ, phong thuỷ phải phù hợp theo với nhu cầu của mỗi người. Vì thế quý khách hàng cần nên xem xét các vấn đề sau.

 

5.1. Thế đất và yếu tố phong thuỷ để xây dinh thự

Thế đất không chỉ được ứng dụng riêng đối với công trình biệt thự, mà đối với nhiều loại hình công trình khác thế đất có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất định. Trong đó, thế đất tốt ổn định nhất là bằng phẳng không nằm trên dốc.

Đối với những mảnh đất có thế đất nghiêng, dốc bạn nên tìm hiểu thêm về phương, hướng đặt căn dinh thự sao cho hợp lý theo vận mạng của mình. Như vậy, công trình sẽ đảm bảo được thẩm mỹ, lại mang lại nhiều may mắn tài lộc cho bản thân và gia đình.

Yếu tố Sơn thuỷ: có nghĩa là núi sông, ảnh hưởng nhiều đến tài lộc gia can. Mảnh đất đẹp thích hợp cho dinh thự nên có thế hướng thuỷ tựa sơn. Nghĩa là sau nhà có núi, trước mặt có sông (biển).

Nếu mảnh đất bạn chọn không có thế trên, có thể kết hợp thêm các chi tiết nhân tạo để cải thiện. Cần lưu ý rằng, nguồn nước được nhắc đến ở đây phải là nguồn nước tự nhiên như ao, hồ, sông, suối… thuộc dạng dòng chảy có nguồn. Dòng chảy không được xiết, quá mạnh mà phải êm ả, lững lờ thì mới tụ được khí. Xong cũng cần tránh dạng ao tù nước đọng để hạn chế sự ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe gia chủ.

5.2. Thiết kế dinh thự theo phong cách riêng biệt

Với dạng công trình lớn, có quy mô tầm cỡ, bạn không nên thực hiện theo các phong cách đã có sẵn hoặc tham khảo thực hiện theo các công trình qua internet mà nên yêu cầu thiết kế, vẽ lại dạng thiết kế mới theo yêu cầu riêng của mình.

6. Tại sao chọn Kiến Trúc Nhà Đẹp là công ty tư vấn thiết kế xây dựng dinh thự trọn gói

Trong những năm gần đây, công ty tư vấn thiết kế dinh thự trọn gói – Kiến Trúc Nhà Đẹp được quý khách hàng biết tới nhiều hơn. Đặc biệt là ở riêng lĩnh vực thiết kế biệt thự/ dinh thự đẹp, chúng tôi đạt được nhiều thành tựu hơn. Và cũng từ sự ủng hộ quý mến của đông đảo những khách hàng mà chúng tôi phát triển tới ngày hôm nay. Đáp trả lời sự yêu quý cũng như kỳ vọng của mọi người. Kiến Trúc Nhà Đẹp không ngừng cho ra mắt nhiều bản vẽ mới chất lượng hơn, đẹp hơn và độc đáo hơn. Các mẫu thiết kế biệt thự cổ điển châu Âu tuyệt đẹp. Những mẫu biệt thự tân cổ điển mái thái hay biệt thự bán cổ điển đẹp mãn nhãn. Phù hợp xu hướng mới nhất năm 2022 và không bao giờ trở nên lỗi thời trong tương lai.

Kiến Trúc Nhà Đẹp là công ty thiết kế biệt thự/dinh thự chuyên nghiệp theo lối kiến trúc hiện đại. Kiến trúc cổ điển Pháp mang đến cho gia chủ cảm giác nhẹ nhàng, lịch lãm và sang trọng. Hơn 1000+ thiết kế biệt thự đẹp đã được thiết kế thi công xây dựng để quý khách lựa chọn. Ngoài ra còn có rất nhiều mẫu dinh thự mini, biệt thự/dinh thự vườn, mẫu dinh thự theo kiến trúc Á Đông... Cho quý khách thêm nhiều sự lựa chọn riêng cho tổ ấm của mình.

7. Những mẫu dinh thự Kiến Trúc Nhà Đẹp đã thiết kế và thi công

 

 

 

8. Thông tin liên hệ

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:

TRỤ SỞ CHÍNH:

P19.01, Tầng 19, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 35.090909 (028) 54.106898,

Hotline: 0934.120.120

Hotline tư vấn028.35.09.09.09